Dây chuyền sấy bún khô tự động ở Củ Chi
Dây chuyền sấy bún khô tự động ở Củ Chi có đặc điểm nổi bật là máy tự đưa các sào bún duy chuyển từ đầu cấp bún tươi đến đầu ra là bún khô là đạt yêu cầu, dây chuyền còn sử dụng nguồn nhiệt năng lượng mặt trời để sấy khô bún giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.
GIỚI THIỆU DÂY CHUYỀN SẤY BÚN KHÔ TỰ ĐỘNG
Bún khô là sản phẩm truyền thống của Việt Nam, bún khô nổi tiếng được sản xuất ở Củ Chi Tp HCM và các tỉnh phía Nam, bún sấy khô được nhiều người sử dụng trong chế biến các món ăn và cũng dễ dàng đóng gói lưu trữ được trong thời gian dài.
Dây chuyền sấy bún khô
Bún khô trên thị trường khá đa dạng và cũng có nhiều sản phẩm bị thị trường hoài nghi về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để phát triển bền vững tạo dựng thương hiệu trên thị trường các cơ sở sản xuất cần phải được đầu tư kĩ lưỡng hệ thống máy móc, quy trình sản xuất và quy chuẩn sản phẩm.
Từ nhu cầu của người sản xuất cần một quy trình sản xuất khép kín và tự động để giảm gánh nặng nhân công, chi phí vận hành đã giúp chúng tôi nghiên cứu chế tạo thành công dây chuyền sấy bún khô hiện đại, phù hợp với văn hóa cách thức sản xuất ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Miền Tây nói riêng.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DÂY CHUYỀN SẤY BÚN KHÔ TỰ ĐỘNG
Đặc điểm nổi bật của dây chuyền này là máy tự đưa các sào bún duy chuyển từ đầu cấp bún tươi đến đầu ra là bún khô là đạt yêu cầu, dây chuyền còn sử dụng nguồn nhiệt năng lượng mặt trời để sấy khô bún giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Quy trình sấy bún khô:
Bún tươi sau khi được ép ra từ máy ép bún có độ ẩm ban đầu khoảng 35% đến 45% được đưa vào dây chuyền sấy, bún tươi qua lần lượt các hầm sấy gió, sấy nhiệt, sấy mát xa để ra thành phẩm.
Kĩ thuật sấy khô bún mà không bị gãy đòi hỏi dây chuyền sấy thiết kế phải đúng điều phối được nguồn nhiệt và gió để mát sa sợi bún từ lúc đặt vào máy sấy đến lúc khô thành phẩm.
Trước khi chế tạo thành công dây chuyền sấy tự động chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công việc chế tạo máy vì không hiểu hết nguyên lý khô tự nhiên của sợi bún. Các sợi bún chịu ảnh hưởng của sức căng bề mặt nên trong quá trình sấy phải tính toán luồn gió nhiệt sao cho đẩy được nước từ bên trong sợi bún ra bên ngoài trước khi lớp bên ngoài của sợi bún khô ngăn không cho nước bên trong thoát ra. Quá trình sấy còn rất nhiều lưu ý chúng tôi có bài chia sẻ xâu hơn ở bài “bí quyết sấy bún khô không bị gãy”.
Thời gian sấy bún hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật.
Thời điểm 8h sáng đến 4h chiều khi mà ánh nắng chiếu trực tiếp lên bộ thu nhiệt mặt trời tốt, nhiệt độ trong hầm sấy 40 độ C trở lên ta bắt đầu cung cấp cho dây chuyền sấy.
Vào buổi tối, sáng sớm hay ngày mưa không có nắng ta sử dụng nồi hơi cung cấp nhiệt cho dây chuyền sấy.
Nguồn nhiệt lượng cung cấp cho dây chuyền: bộ thu nhiệt lượng mặt trời, lò hơi sử dụng nhiên liệu đốt củi, trấu…
Thời gian sấy: dây chuyền sấy được 24/24 giờ, năng suất sấy trung bình từ 200 kg/giờ.
Chất lượng sợi bún: Sợi bún khô đều từ trong ra ngoài, không bị bọt, màu trắng sáng...
Dây chuyền sấy vào những thời điểm không có nắng, ngày mưa, buổi tối thời gian sấy sẽ dài hơn năng suất thấp hơn và tốn nhiều chi phí hơn do phải vận hành lò hơi cung cấp nhiệt cho dây chuyền.
Vì vây, chủ cơ sở nên tính toán bố trí thời gian làm việc hiệu quả vào những thời điểm có nắng tốt để bù lại những thời điểm nắng ít.
Phía trên là những chia sẻ về dây chuyền SẤY BÚN KHÔ VÀ CÔNG NGHỆ SẤY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Người chia sẻ:
Kĩ sư: NGUYỄN NGỌC QUÝ
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐIỆN CƠ XANH
Website: diencoxanh.com
Email: diencoxanh@gmail.com
Điện thoại: 0984.467.870 Quý) hoặc 0377.747.150 (Phát)