DÂY CHUYỀN ĐÓNG BÌNH 21 LÍT BÁN TỰ ĐỘNG

TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ CHIẾT RÓT
Dây chuyền đóng bình 21 lít bán tự động được nhiều cơ sở chọn lựa để chiết rót nước uống tinh khiết nhờ có nhiều ưu điểm. Dây chuyền thông dụng gồm 3 công đoạn chính: công đoạn súc rửa bình thô, công đoạn súc rửa chiết rót đóng nắp, công đoạn đóng nắp tự động, công đoạn khò màng co áo.
 DÂY CHUYỀN ĐÓNG BÌNH 21 LÍT BÁN TỰ ĐỘNG

Dây chuyền đóng bình 21 lít bán tự động được nhiều cơ sở chọn lựa để chiết rót nước uống tinh khiết nhờ có nhiều ưu điểm. Dây chuyền thông dụng gồm 3 công đoạn chính: công đoạn súc rửa bình thô, công đoạn súc rửa chiết rót đóng nắp, công đoạn đóng nắp tự động, công đoạn khò màng co áo.

dây chuyền đóng bình 21 lít
 
1. Công đoạn súc rửa bình thô (công đoạn này khá quan trọng):

- Vỏ bình thu hồi về phải kiểm tra kỹ, vệ sinh vỏ bên ngoài và bên trong bình để loại trừ bụi và các vật lạ có trong bình, công đoạn kiểm tra này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bình thành phẩm. Bình sau khi súc rửa và kiểm tra đạt yêu cầu được sắp xếp khoa học lên kệ xe nhằm giúp cho người sản xuất dễ lấy, tránh không bị lẫn lộn với các bình bị dơ chưa kiểm tra. Xe chứa bình được thiết kế hướng bình dồn về một phía giúp người sử dụng dễ dàng lấy bình đưa vào máy chiết rót.


2. Công đoạn súc rửa bình sạch và chiết rót:

- Sau công đoạn súc rửa bình thô, bình được đưa lên băng tải cấp bình chuyển đến công đoạn súc rửa bình sạch (bình được rửa trong, rửa ngoài đảm bảo bình sạch đạt yêu cầu). 
Ở công đoạn chiết rót đòi hỏi máy móc phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Y Tế, máy chế tạo dùng vật liệu chống rỉ sét (thông thường máy sử dụng vật liệu là Inox 304 an toàn thực phẩm).

Công đoạn súc rửa và chiết rót được bố trí theo một chiều, bình qua lần lượt các khâu: bình súc rửa bằng dung dịch tiệt trùng, súc rửa bằng nước sạch sục OZON, súc rửa lại bằng nước sạch (nước tinh khiết), qua khâu chiếu tia cực tím, để bình ráo nước rồi mới đưa đến khâu chiết rót.

Ở công đoạn chiết rót: các vòi chiết rót được vệ sinh, lau nước tiệt trùng trước khi đưa bình vào chiết rót.
 
 
dây chuyền đóng bình 21 lít
 
3. Công đoạn đóng nắp tự động:

Bình sau khi chiết rót xong được đưa đến khâu đóng nắp tự động: nắp bình được máy cấp nắp lắp lên đầu bình khi bình qua khâu lấy nắp, rồi bình đưa đến đầu siết nắp vặn chặt lại.
Tùy theo công suất của máy mà chọn loại siết nắp thủ công hay siết nắp tự động. Thông thường các dây chuyền có công suất từ 200 bình/giờ trở lên thường chọn lắp máy siết tự động, công suất nhỏ thường chọn cách siết nắp thủ công (bài sau sẽ chia sẻ các kiểu siết nắp) để có chi phí thấp.

Bình sau khi đóng nắp xong sẽ đưa đến đèn soi, kiểm tra chất lượng bình nhằm đảm bảo bên trong bình không có vật thể lạ, đảm bảo bình đạt chất lượng trước khi xuất đi.
Bình đảm bảo chất lượng sẽ đưa đến khâu đóng tem nắp và tem vòi có ngày tháng đảm bảo chất lượng nước.
 
 

dây chuyền đóng bình 21 lít
 
4. Công đoạn khò màng co áo:

Bình sau khi dán nhãn và chùm tem nắp được chùm bọc áo và cho qua tủ sấy nhiệt để cô áo chặt vào bình, chùm màng co áo giúp bình tránh được các côn trùng xâm nhập, an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng tốt nhất về với nhà tiêu dùng.

Trên thị trường các dây chuyền chiết rót bình 21 khá đa dạng từ máy chiết rót thủ công cho đến các dây chuyền chiết rót hiện đại. Theo điều kiện kinh tế tại mỗi cơ sở, công ty mà chọn mẫu dây chuyền cho phù hợp.
 
dây chuyền đóng bình 21 lít
 
– Để chọn một dây chuyền phù hợp với nhu cầu và quy mô sản xuất của mình đầu tiên anh chị phải đánh giá được sản lượng cung cấp bình ra thị trường, diện tích kho xưởng mình bao nhiêu, khả năng phát triển thêm trong những năm tiếp theo để anh chị có một bản kế hoạch cụ thể giúp anh chị đánh giá đúng nhu cầu của mình để chọn dây chuyền sản xuất phù hợp nhất.

Nguyễn Ngọc Quý
Www.diencoxanh.com
© Copyright 2018 Designed by Viễn Nam